Những bệnh nhiễm trùng thông thường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim
Mắc cảm cúm có làm tăng nguy cơ đau tim?
Béo bụng làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
5 cách giúp động mạch luôn khỏe, phòng ngừa đau tim
7 dấu hiệu cảnh bảo cơn đau tim có thể tấn công bạn
Cúm
Một nghiên cứu của Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London (Anh) được đăng trên Tạp chí Y học New England cho thấy, cúm là một trong những bệnh ảnh hưởng đến hô hấp có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Trong nghiên cứu, những người bị cúm tăng đáng kể nguy cơ bị đau tim, đột quỵ vào những ngày sau khi chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện nguy cơ mắc bệnh không gia tăng ở những người được tiêm vaccine ngừa cúm.
Viêm phế quản
Một nghiên cứu cũng được đăng trên Tạp chí Y học New England cho thấy, nguy cơ đau tim sẽ tăng gấp 5 lần và đột quỵ tăng gấp 3 lần trong 3 ngày đầu tiên sau khi bị chẩn đoán viêm phế quản.
Các nhà nghiên cứu lý giải, viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mà lớp niêm mạc các ống phế quản bị viêm. Viêm phế quản có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, nguy cơ đó cũng sẽ giảm dần và trở về mức bình thường từ thời điểm 3 tháng sau khi khỏi viêm phế quản.
Viêm phổi
Một nghiên cứu đăng trên chuyên san European Journal of Preventive Cardiology phát hiện những người viêm phổi nặng đến mức nhập viện có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 6 lần so với những người không bị viêm phổi. Và nguy hiểm hơn là nguy cơ này sẽ vẫn tồn tại theo thời gian: Sau khi hết viêm phổi, nguy cơ mắc bệnh tim vẫn cao hơn người bình thường khoảng 2 lần. Nguy cơ này vẫn sẽ tăng lên suốt 5 năm sau đó.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Một nhóm các nhà khoa học ở Anh vừa trình bày tại Hội nghị về Tim mạch của Đại học Hoa Kỳ nghiên cứu về mối liên hệ giữa nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) với nguy cơ đau tim. Theo đó, sau khi khảo sát qua 34.000 người, kết quả nghiên cứu cho thấy những người nhập viện vì nhiễm trùng đường tiết niệu có rủi ro bị đau tim cao hơn 40% so với người bình thường. Trong khi đó, nguy cơ này với bệnh đột quỵ là gấp 2,5 lần.
Nhiễm virus và STDs
Một nghiên cứu thuộc Đại học Wisconsin (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng Chlamydia, một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, có thể làm tăng nguy cơ đau tim ở nam giới trẻ tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng đây mới là nghiên cứu mang tính sơ bộ, cần nhiều nghiên cứu quy mô hơn để kiểm chứng.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra nguyên nhân phổ biến gây viêm cơ tim là do nhiễm virus. Chúng có thể bao gồm virus gây cảm lạnh thông thường; Viêm gan B và C; Parvovirus (virus gây phát ban ở trẻ) và virus herpes simplex. Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiêu hóa, virus Epstein-Barr (bạch cầu đơn nhân) và rubella (bệnh sởi Đức) cũng có thể gây viêm cơ tim.
Bình luận của bạn